[advanced]
All > World History and History of Europe, Asia, Africa, Australia, New Zealand, etc. > Asia > Tâm đại nhẫn làm nên đại sự: Quá trình Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết ‘Sử Ký’
Tâm đại nhẫn làm nên đại sự: Quá trình Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết ‘Sử Ký’

 
Tư Mã Thiên
Tư Mã Thiên

Đối với văn hóa thế giới mà nói, cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những cuốn sử có tiếng nhất của thế giới. Để hoàn thành được cuốn sử này, tác giả Tư Mã Thiên đã phải nhẫn nhục trải qua những năm tháng cùng cực của cuộc đời.

TÆ° Mã Thiên (145 – 87 TCN) có má»™t số tÆ° liệu ghi năm mất của ông là 86, tên tá»± là Tá»­ Trường, người Hạ DÆ°Æ¡ng Tả Phùng Dá»±c. Ông sinh ra trong má»™t gia đình nhiều đời làm quan. Cha của ông là TÆ° Mã Đàm là người có học vấn và tu dưỡng uyên bác, là Thái sá»­ lệnh của triều đình. TÆ° Mã Đàm đặc biệt khẳng định và tán dÆ°Æ¡ng Đạo gia. Chính tÆ° tưởng của TÆ° Mã Đàm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tÆ° tưởng, nhân cách và thái Ä‘á»™ nghiên cứu học vấn của con trai TÆ° Mã Thiên sau này.

Sau khi Hán Vũ Đế lên ngôi, Tư Mã Đàm được bổ nhiệm làm Thái sử lệnh của triều đình. Để thuận tiện cho công việc, ông đã chuyển cả gia đình đến Trường An sinh sống, lúc này Tư Mã Thiên khoảng 10 tuổi. Trước khi đến Trường An, Tư Mã Thiên thường giúp gia đình làm chút việc nông nghiệp và học tập. Sau khi theo cha đến Trường An, Tư Mã Thiên đã đọc rất nhiều sách, học tập cổ văn. Ông học chữ Đại Triện và chữ cổ trong “Thuyết văn”. Đồng thời ông cũng học các tác phẩm kinh điển của đại sư Đổng Trọng Thư. Những nội hàm sâu sắc trong các tác phẩm kinh điển ấy đã ảnh hưởng rất sâu đến Tư Mã Thiên từ khi còn nhỏ.

Tư Mã Đàm hết sức chú ý đến việc giáo dục con. Năm Tư Mã Thiên 20 tuổi, ông bảo con lên đường đi ngao du để xem tận mắt những nơi sau này Tư Mã Thiên sẽ phải viết sử. Tư Mã Thiên trước tiên đi về phía nam đến Trường Giang, vượt sông Hoài, sông Tứ, thăm mẹ Hàn Tín, đoạn lên núi Cối Kê xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu, vào hang Vũ Động tìm di tích vua Vũ.

Ở Cối Kê ông đã nghe những chuyện kể về vua Việt, Câu Tiễn. Ông lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư, đi thuyền trên Thái Hồ sưu tầm truyền thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi. Sau đó, ông đi ngược lên Trường Sa, đến bến Mịch La khóc Khuất Nguyên, đến sông Tương trèo lên núi Cửu Nghi nhìn dấu vết mộ vua Thuấn và khảo sát những tục cũ từ thời Hoàng Đế.

Ông lên miền Bắc vượt sông Vấn, sông Tử đến nước Tề, nước Lỗ, bồi hồi nhìn lăng miếu của Khổng Tử, say sưa nghe người dân kể chuyện Trần Thiệp, đến đất Tiết thăm hỏi di tích của Mạnh Thường Quân, lên Bành Thành quê hương Lưu Bang, để tìm hiểu rõ thời niên thiếu của những con người đã dựng nên nhà Hán. Ông sang nước Sở thăm đất phong của Xuân Thân Quân, đến nước Nguỵ hỏi chuyện Tín Lăng Quân rồi trở về Tràng An.

Sau chuyến Ä‘i kéo dài ba năm ấy, ông còn Ä‘i những chuyến khác cÅ©ng để tìm tài liệu. Những năm tháng này về sau đã được TÆ° Mã Thiên ghi chép trong “Sá»­ ký” phần “Thái Sá»­ Công tá»± tự”. Những hoạt Ä‘á»™ng thá»±c tiá»…n và kinh nghiệm cuá»™c sống  này đã mở rá»™ng thêm trí tuệ và tầm nhìn cho TÆ° Mã Thiên. Quan trọng hÆ¡n là ông được tiếp xúc vá»›i cuá»™c sống của quảng đại người dân, cảm nhận được tÆ° tưởng, tình cảm và nguyện vọng của người dân. Điều này vô cùng có ý nghÄ©a đối vá»›i việc sáng tác “Sá»­ Ký” của ông sau này.

Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết “Sử Ký”

tư mã thiên

(Hình minh họa: Qua kknews)

Năm đầu của niên hiệu Nguyên Phong, Hán Vũ Đế đi tuần về phía đông đã lên núi Thái Sơn cúng tế Trời Đất. Quan lại, tướng lĩnh cho rằng đây là buổi lễ trọng đại “ngàn năm một thuở”. Cha của Tư Mã Thiên lúc ấy bị bệnh nặng nguy kịch nên không thể tham gia được. Vừa đúng lúc ấy, Tư Mã Thiên từ Tây Nam trở về. Cha của Tư Mã Thiên đã nói rõ với con trai về nguyện vọng muốn tự mình viết một bộ sách sử. Ông vừa chảy nước mắt vừa nói những nguyện vọng cuối cùng này với Tư Mã Thiên, mong con hoàn thành tâm nguyện.

Ba năm sau, Tư Mã Thiên lên kế vị chức Thái sử lệnh của cha và rất nhiệt tình với công việc. Đồng thời ông cũng ở nơi lưu trữ sách của quốc gia mà bắt đầu nghiên cứu, sửa sang lại tư liệu lịch sử. Trải qua khoảng 4 – 5 năm chuẩn bị, vào năm Thái Sơ thứ 4 (khoảng 104 TCN), Tư Mã Thiên chủ trì việc cải sửa công việc nông lịch từ thời Vua Chuyên Húc đến thời Tần Hán. Về sau, ông lại bắt đầu kế thừa sự nghiệp sáng tác “Xuân Thu”, chính thức sáng tác “Sử Ký”. Năm ấy, Tư Mã Thiên 42 tuổi.

Nhưng khi ông đang chuyên tâm viết được 5 năm thì đại hoạ giáng xuống đầu. Năm 99 TCN, Lý Lăng, người đảm nhiệm chức Đô uý đã dẫn 5000 quân và ngựa đi đánh Hung Nô, kết quả bị 3 vạn kỵ binh của Hung Nô vây chặt.

Mặc dù Lý Lăng và binh sĩ đã ra sức chiến đấu, nhưng cuối cùng đã bại trận. Chỉ có hơn 400 binh sĩ thoát được trở về. Lý Lăng bị Hung Nô bắt đầu hàng. Sự kiện này chấn động triều đình, quần thần khiển trách Lý Lăng không nên tham sống sợ chết mà đầu hàng Hung Nô.

tư mã thiên

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Khi Hoàng đế hỏi ý kiến của Tư Mã Thiên, Tư Mã Thiên dựa vào sự hiểu biết của mình về Lý Lăng, cho rằng Lý Lăng không phải là người tham sống sợ chết, bộ binh mà Lý Lăng thống lĩnh chưa đến 5000 người, thâm nhập vào đất địch đánh với mấy vạn quân Hung Nô, tuy nói là bại trận, nhưng cũng là trong tình lý. Lý Lăng đầu hàng cũng là việc bất đắc dĩ nhất thời.

Tư Mã Thiên cũng cho rằng việc Lý Lăng không chịu chết ngay lúc đó chắc chắn là có lý do riêng, nhất định muốn đem công chuộc tội báo đáp Hoàng thượng. Hoàng đế nghe xong lại cho rằng Tư Mã Thiên đã nói đỡ cho việc Lý Lăng đầu hàng để ông ta được thoát tội nên lấy tội danh đối kháng triều đình bắt Tư Mã Thiên giam vào ngục. Sau khi bị giam vào ngục, Tư Mã Thiên đã bị “cung hình” – một hình phạt tàn khốc.

Đối mặt với cực hình và sỉ nhục, Tư Mã Thiên nghĩ rằng: “Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục cung hình. Người bị cung hình không thể xem là con người.” Nỗi đau khổ trong lòng Tư Mã Thiên đã vượt hơn nỗi đau thể xác cả ngàn vạn lần. Lại thêm mọi người chê cười, bạn bè thân thích xa lánh, Tư Mã Thiên đau buồn đến mức nhiều lần muốn chết.

Giữa việc lá»±a chọn sống và chết, TÆ° Mã Thiên phải nhẫn nhịn chịu sỉ nhục, chịu sá»± chê cười của mọi người, sống má»™t cuá»™c sống không phải nam không phải nữ. NhÆ°ng TÆ° Mã Thiên lại nghÄ© đến công việc viết sá»­ còn chÆ°a hoàn thành. Ông cÅ©ng nghÄ© đến việc Khổng Tá»­ gặp hoạn nạn mà viết nên bá»™ Xuân Thu, Tôn Tá»­ bị cắt gót chân mà viết nên bá»™ Binh pháp, Khuất Nguyên bị Ä‘uổi mà viết nên Ly Tao (ná»—i sầu ly biệt). Những vÄ© nhân này sau khi gặp đại nạn đều nhẫn chịu ná»—i giằn vặt mà viết sách.

Vì vậy, để hoàn thành bá»™ Sá»­ ký, TÆ° Mã Thiên đã lấy tinh thần kiên cường ẩn nhẫn và dÅ©ng khí quên mình để viết. Ná»—i xấu hổ, sỉ nhục, phẫn ná»™, tất cả dường nhÆ° được ngÆ°ng tụ vào ngòi bút của ông. Cuối cùng, TÆ° Mã thiên đã biên soạn nên bá»™ trứ tác đồ sá»™ bắt đầu từ thời đại Hoàng Đế trong truyền thuyết đến năm Thái Thuá»· thứ 4 đời Hán VÅ© Đế (năm 93 TCN) này, để lại cho hậu nhân má»™t công trình vÄ© đại và má»™t bài học lá»›n lao.

An Hòa (dịch và t/h)

    of    

Reference
An Hòa. (2021, November 21). Tâm đại nhẫn làm nên đại sự: Quá trình Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết ‘Sử Ký’. https://trithucvn.org/van-hoa/tam-dai-nhan-lam-nen-dai-su-qua-trinh-tu-ma-thien-nhan-nhuc-viet-su-ky.html

1 1   8 views • Nov 21, 2021

Diá»…m XÆ°a